Việt Nam đất nước của những loại sâm, quả thật gi gỉ gì gi cái gì người ta cũng gọi là sâm. Tuy nhiên trên đất nước thân yêu của chúng ta cũng có rất nhiều loại sâm, loại thảo dược quý, dưới đây Ruongbacthang.com xin liệt kê 10 loại sâm tốt nhất.

    1 SÂM NGỌC LINH
Khỏi cần nói cũng như trình bày, sâm ngọc linh hiện tại là loại sâm quý và tốt nhất Việt Nam,  sâm ngọc linh linh còn gọi là sâm khu năm<sâm k5> sâm Việt Nam, bà con địa phương còn gọi là củ ngải rọm con, cây thuốc giấu.

Sâm ngọc linh được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung ở các huyện miền núi Quanh đỉnh Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô và huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum, huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam. Theo những kết quả điều tra mới nhất Ngoài Ngọc Linh, sâm ngọc linh còn phân bố tại núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn và còn có thể có ở đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam. Trên độ cao 1.200 đến 2.100m, sâm Ngọc Linh mọc dày thành đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn.
Sâm Ngọc Linh cũng là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh Việt Nam chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác, trong khi sâm Triều Tiên có khoảng 25 saponin. Những kết quả nghiên cứu, phân lập thành phần hóa học mới nhất được công bố tăng thêm 2 loại saponin của sâm Ngọc Linh, lên tổng cộng 52 loại. Như vậy, sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, tương tự một số loài sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên thế giới. Hợp chất hóa học đa dạng và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng cao. Dưới hình củ sâm ngọc linh. <ảnh dưới>

sâm ngọc linh

   2 SÂM LAI CHÂU
Tương tự như sâm ngọc linh, sâm lai châu cũng thuộc họ sâm tiết trúc, đốt trúc nhân sâm, Cũng giống như sâm ngọc linh, sâm lai châu được được liệt kê  theo kết quả nghiên cứu gen Tôi xin trích từ Tạp chí Công nghệ Sinh học 12(2): 327-337, 2014

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Phân tích trình tự nucleotide vùng gen matK Sau khi chỉnh sửa và loại bỏ tất cả các vị trí trống vùng gen matK của các mẫu sâm thu được ở Lai Châu và các mẫu của thứ chuẩn của loài sâm Việt (P. vietnamensis Ha & Grushv.) có tên sâm Ngọc Linh (P. vietnamensis Ha & Grushv. var. vietnamensis) thu ở Quảng Nam có chiều dài 1485bp. Các mẫu sâm thu đƣợc ở Lai Châu (LTS007, LTS008, LTS012, LTS016, LTS019, P11171, VDD024, VDD033, LTS12_02, LTS12_04, LTS12_05) có trình tự nucleotide tương đồng 100% với thứ P. vietnamensis var. fuscidiscus K. Komatsu, S. Zhu & S.Q. Cai, 2003 (AB088004)

Kết quả phân tích gen của sâm lai châu trùng khớp với sâm ngọc linh chỉ khác ở 2 điểm nhỏ <thành phần hóa học của sâm lai châu tương đương với sâm ngọc linh> Điều này có 2 mặt mặt tốt là đất nước chúng ta có một loại sâm mới, hoặc có thể gọi chung với tên Sâm Việt Nam để làm thương hiệu ra thế giới, Điểm Không tốt là người bán dùng sâm Lai Châu làm giả sâm ngọc linh mà không thể phát hiện, Kể cả bằng phương pháp kiểm định thành phần<ảnh dưới sâm lai châu>

sâm lai châu

3 TAM THẤT HOANG
Cũng như sâm ngọc linh hay sâm lai châu, tam thất hoang cũng thuốc họ sâm tiết trúc, đốt trúc nhân sâm. Tam thất hoang đã bị trung quốc tận thu từ những năm 80 của thế kỷ trước, nghe những người cao tuổi ở trên bản kể lại, ngày xưa những củ tam thất hoang dài cả mét, lớn bé cho tất vào bao tải chuyển cho người trung quốc. Cũng giống sâm ngọc linh tam thất hoang mọc dưới lớp thảm mục của rừng già, từ độ cao 1.500.000m trở lên, mọc theo quần thể lên 1 khu vực thường có rất nhiều, nhưng đến nay bị khai thác gần như cạn kiệt. Lá tam thất hoang, sâm ngọc linh, sâm lai châu giống nhau tới 90% lá của 2 loại sâm kia mỏng hơn và có lớp lồng mềm ở cả hai mặt lá ( ảnh dưới tam thất hoang ) Tam thất hoang có lọa ruột trắng, vàng, tím, ánh vàng, ánh tím…. cái này tùy thuộc vào vùng đất nó mọc

tam thất hoang

4 SÂM VŨ DIỆP
Sâm vũ diệp có phần thân tương tự như tam thất hoang, hay được gọi là tam thất hoang lá sẻ, còn tam thất hoang được gọi là tam thất hoang lá tròn, về phần thân củ, lõi thì không có gì khác nhau giữa tam thất hoang và sâm vũ diệp, có phần lá khác nhau đôi chút, xem ảnh dưới hình chúng ta có thể phân biệt ra ngay, về tác dụng dược tính cũng khá tương đồng nhau, không hơn kém gì, sâm vũ diệp cũng thuộc họ tiết trúc nhân sâm.

sâm vũ diệp

5 TAM THẤT BẮC

Tam thất bắc xuất sứ từ trung quốc, như cái tên của nó, bắc là tới từ phương bắc. Tam thất bắc được người trung quốc thuần hóa cách đấy 400 500 năm, người trung quốc họ gọi với cái tên Kim Bất Hoán, tức là có dùng vàng cũng không đổi, để nói về độ quý và công dụng của tam thất bắc. Vài trung năm qua nước ta cũng nhập và trồng loại thảo dược này.  Tam thất bắc cũng thuộc họ sâm tiết trúc, đốt trúc nhân sâm, có thân củ gần giống sâm ngọc linh và sâm lai châu, lá thì giống tam thất hoang.

tam thất bắc tươi

6, SÂM BỐ CHÍNH

Nhân sâm bố chính dường như bị lãng quên nhiều năm, đây là một loại sâm được cha ông ta sử dụng từ lâu, hiện nay đang được trồng và khai thác thương mại lại. Sâm bố chính được phân bổ tự nhiều ở khu vực miền trung và tây nguyên, Có một lưu ý nhỏ là sâm bố chính rất giống thương lục một loại cây rất độc, Hiện này nhà nước đang có nhiều dự án trồng và nghiên cứu sử dụng sâm bố chính.

sâm bố chính

7 ĐẢNG SÂM
Đảng sâm dường như loại được dùng phổ biến nhất, trong hầu hết các thang thuốc bổ. Đảng sâm phân bổ nhiều ở nước ta từ bắc tới tây nguyên, khu vực miền trung với tên gọi sâm dây. Đảng sâm được cả ta và trung quốc trọng dụng, trong các cuốn sách đông y nhiều lần nói tới, trong các thang thuốc nếu không có nhân sâm có thể sử dụng đảng sâm thay thế,  để thấy răng tác dụng của đảng sâm rất tốt. Cá nhân tôi cho rằng, nếu so sánh về giá thành và tác dụng thì không có loại nào vừa rẻ vừa tốt cho sức khỏe như đảng sâm.

đảng sâm rừng

8 SÂM CAU

Đây là một loại sâm mà bị làm giả hay bị hiểu nhầm bởi rễ cây bồng bồng khá nhiều, đa số khách hàng bị mua phải hàng giả này, sâm cau đã được sử dụng trong đông y từ lâu, nổi tiếng bởi tác dụng bổ dương, bồi bổ sức khỏe, với thân củ bé nhỏ mọc hoang dại nhiều, đây cũng là loại mà trung quốc chưa từng ngừng thu mua ở Việt Nam ta, một loại sâm rất phổ biến và tốt cho sức khỏe, Sâm cau hay còn gọi là tiên mao, các bác lưu ý để trách bị mua nhầm hàng giả.

9 ĐAN SÂM

Đan sâm có xuất xứ từ trung quốc, được du nhập vào nước ta gần đây. hiện tại nước ta đã trồng được nhiều, đúng như tên gọi đan sâm. Có rễ đỏ nhìn rất bắt mắt, đan sâm có vị đắng nhẹ hơi lạnh và không độc, Các dẫn chất có nhóm ceton (tansinon I, tansinon II, tansinon III ) và chất tinh thể màu vàng cryptotanshinon, isocryptotanshinon, methyl-tanshinon. Ngoài ra còn có acid lactic, phenol, vitamin E. Công năng: Khứ ứ chỉ thống, hoạt huyết thông kinh, thanh tâm trừ phiền. Công dụng: Chữa hồi hộp mất ngủ, kinh nguyệt không đều, bế kinh, hạ tiêu kết hòn cục, khớp sưng đau, mụn nhọt sưng tấy.

Ngoài các loại sâm kể trên nước ta còn nhiều loại sâm tốt cho sức khỏe, như sâm cuốn chiếu, sâm bảo, sâm bòng bong, sâm nam, sâm rừng, sâm thảo, sâm thổ hào……

Hiện này trên thị trường bán nhiều loại có chữ sâm mà tự dân buôn nghĩ ra, cá biệt có nhiều loại rất có hại cho sức khỏe, chứa độc tố như:

sâm cau đỏ<giả sâm cau>

Sâm Xuyên Đá
Loại này không có độc nhưng cũng chưa có công trình nghiên cứu khoa học củ thể nào, cũng như trong dân gian chưa từng sử dụng, cá nhân tôi chỉ biết người đồng bào vùng cao ở quê sử dụng để làm men lá nấu rượu

Sâm quy đá:
Loại naỳ thực chất là cây cần dại khá độc những lại được quảng bá và sử dụng rất nhiều trên thị trường.

cần dại

Đương quy bị làm giả, mọi người bán vẫn gọi đương quy là sâm, tuy nhien tên chính xác là đương quy, từ cổ chí kim không ai gọi là sâm cả, ở nước ta đương quy được nhập khẩu giống từ Nhật về trồng và cho năng xuất khá tốt, trên rừng có 1 loại cây rễ màu trắng dài nhìn khá giống với đương quy, mùi hắc hắc thường được dân buôn bán chào là đường quy rừng <ở nước ta không tồn tại đương quy rừng>

đương quy giả

Mời bạn đánh giá sản phẩm
[Tổng khách hàng: 0 Bình chọn: 0]