Quan điểm cổ xưa hà thủ ô phải đồ 9 lần, cửu chưng cửu sái, nhưng tại sao lại là con số 9 huyền bí thì em vẫn chưa tìm được câu trả lời. Tại sao ko phải 5 hay 6 hay 11 12 mà lại là 9, nó có tác dụng ntn cái gì ảnh hưởng tới lần đồ như vậy. Em tính rất tò mò nhưng cũng chưa lý giải được. Bác nào lý giải khoa học có thể cho em xin ý kiến.

Cá nhân tôi chỉ hấp 1 lần hà thủ ô cùng đỗ đen, liệu có sai? Tôi dựa vào đâu mà làm như vậy? giờ thì dựa vào các nghiên cứu hiện đại chúng ta cùng đi tìm lời giải đáp.

Dưới đây là bài tôi tổng hợp lại từ những nghiên cứu hợp lý, số liệu chính xác, vì 1 bài nghiên cứu rất dài và nhiều thực nghiệm lên tôi lấy con số chung chung nhất.

Hà thủ ô cần phải chế sự thật là như vậy, nó có các chất tanin và anthraquinone cần phải loại bỏ hoặc giảm hàm lượng.

Hàm lượng tanin trong hà thủ ô sấp xỉ 7 8% gì đó, nó nhiều và không tốt cho cơ thể. Nó gây vị chát đắng cho hà thủ ô, nhiều người sử dụng không sơ chế có hiện tượng ngủ li bì.
Theo Y Học Cổ Chuyền  thì phải ngâm hà thủ ô cùng nước vo gạo, và đồ cùng đỗ đen song sao vàng, rồi lại đồ cùng đỗ đen 9 lần để tăng dược tính và loại bỏ độc tố của hà thủ ô. < cái này hoàn toàn đúng nhưng quá phức tạp để chế biến, bác nào đã chế sẽ thấy sự vất vả ntn>
Với nghiên cứu hiện đại chỉ rõ 2 chất đó cần phải loại bỏ. Thực nghiệm họ ko dùng nước vo gạo mà dùng dung dịch Naco3 0.4% thành phần nước vo gạo thì e ko rõ, đọc xơ xơ nó nhiều vitamin nhóm B. Sau khi ngâm 24h hàm lượng tanin giảm đi được khoảng 1% ngâm lâu hơn tanin ko giảm thêm. Tiếp đó họ thử hấp cùng đỗ đen với các hàm lượng khác nhau thì có kết luận. Tỷ lệ 1/3 1/4 1/5 đỗ đen/ hà thủ ô thì hàm lượng tanin giảm đi gần như nhau, sau khi hấp chín đỗ đen cùng hà thủ ô sau 6h hàm lượng tanin còn khoảng 2% đồ thời gian lâu hơn, cho nhiều đỗ đen hơn hạm lượng tanin không giảm thêm.
Và khi ở nhiệt độ cao chất anthraquinone sẽ phân hủy < chất này nhuận tràng, ko độc lên hà thủ ô còn có tác dụng như thuốc xổ trị táo bón, bác nào táo bón đun nước hà thủ ô tươi uống nhé > với thời gian khoảng 10 tới 15 tiếng anthraquinone sẽ phân hủy gần hết, về ngưỡng an toàn.

Như vậy khi đồ cùng đỗ đen chúng ta giải quyết được những vấn đề còn lại của hà thủ ô, quan trọng hơn là thời gian và nhiệt độ thích hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Còn việc cửu trưng cửu sái, bản chất là hết hợp hà thủ ô cùng đỗ đen, và một số loại dược liệu khác, Đông y có nhiều điều thú vị mà khoa học không thể nghiên cứu hết, Ví như tại sao lại là 9 lần mà không phải 7 không phải 8 cũng chẳng phải 2 hay 10 lần.

Quan điểm của tôi vẫn vậy, dựa trên các loại dược liệu và nghiên cứu hiện đại để có kết quả tốt nhất, đơn giản dễ sử dụng, tuy nhiên chúng ta phải dựa vào thực tế, nghiên cứu rõ dàng.

Việc khi hấp đồ cho thêm ngưu tất, mè đen…. Vừng đen…. Là để kết hợp cùng hà thủ ô tăng cường tác dụng.

Theo như nghiên cứu hiện đại việc cửu chưng. Cửu sái ko quá quan trọng, việc chúng ta quan tâm là loại bỏ những chất không tốt. Và làm sao loại bỏ nó mà vẫn giữ nguyên chất lượng. Cũng giống như nhiều con đường dẫn lên đỉnh núi. Con đường nào đơn giản hơn chúng ta làm, việc kết hợp giữa nghiên cứu hiện đại và y học cổ truyền, sẽ làm nền y học cổ truyền của chúng ta tốt hơn  tuy nhiên không thể phủ nhận yhct còn nhiều cái mà khơ học không thể lý giải. Các bác có thời gian vẫn lên chế biến cửu trưng cừu sái. Cá nhân tôi vẫn tin có ẩn số 9 đó. Luôn có những điều kỳ diệu mà khoa học chưa thể làm sáng tỏ. Tôi làm thương mại lên việc cửu trưng cửu sái gần như là không thể, Chúng tôi áp dụng những nghiên cứu mới nhất để làm ra sản phẩm cho các bác.

Mời bạn đánh giá sản phẩm
[Tổng khách hàng: 0 Bình chọn: 0]