Dùng dược liệu giả nó cũng như là uống thuốc giả vậy các bác ạ, không những mất tiền mà còn ảnh hướng lớn tới sức khỏe. Ở nước ta chỉ cần lướt qua facebook thôi là thấy cả trăm người bán dược liệu, người người bán, nhà nhà bán, thậm chí nhiều người còn không biết nó là cây gì, là cái gì và chỉ cần thêm 1 chữ sâm là bán. Đã có rất nhiều khách hàng phản hồi với chúng tôi việc mua phải sâm này sâm kia… mà thực tế nó không đáng tới 5 ngàn/ kg, hơn nữa nhiều loại cây còn chứa một lượng độc tố không nhỏ.

SÂM CAU GIẢ

Sâm cau cũng vậy, là một loại sâm nối tiếng ở nước ta trong giới đông y, nhưng gần đây kỳ lạ là một loại cây thường được dùng để làm cảnh, lấy rễ của loại cây đó, và biến nó thành sâm cau.

Nhìn ảnh trên chắc nhiều người ngỡ ngàng, loại cây gặp hằng ngày, nhiều người chơi làm cảnh thì có liên quan gì tới sâm.  Đây chính là loại cây mà củ của nó được gọi cái tên mỹ miều là sâm cau đỏ.

 SÂM CAU THẬT NHƯ THẾ NÀO

Sâm cau là một cái tên cổ, loại cây này còn được gọi là sâm tiên mao, trong cuốn “các cây thuốc và vị thuốc Việt Nam  của giáo sử Đỗ Tất Lợi” cũng viết rất rõ. Trong cuốn <Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam> nơi tổng hợp rất nhiều cây thuốc, động vật làm thuốc cũng viết rất rõ, từ tráng 691 tới trang 694 về sâm cau<sâm tiên mao>

Cây bồng bồng không được nhắc đến trong những cuốn sách này, và hoàn toàn không có tác dụng dược tính, mấy cái tác dụng của sâm cảu đỏ, Toàn là bịa đặt, không có nguồn và số liệu chính xác.

Cây sâm cau<sâm tiên mao> đã được nghiên cứu rõ thành phân, tác dụng, cũng như chứng minh thực tế những điều đó

CÁCH PHÂN BIỆT SÂM CAU THẬT VÀ SÂM CAU GIẢ

Rất dễ dàng phân biệt, vì nó là 2 loại cây khác nhau và không có một chút gì liên quan tới nhau, các bác nhìn bức ảnh dưới, chỉ một bức ảnh ai cũng có thể phân biệt thật giả.

Cây bồng bồng chúng ta trồng ở nhà củ nó không to và dài như củ đỏ hình trên, nó không phải chống chọi với tự nhiên, bị kìm hãm phát triển của rễ lên và đặc biệt khi đào lên đất bám quanh nó bẩn.

   TẠI SAO NGƯỜI TIÊU DÙNG NHẦM LẪN CỦ SÂM CAU LÂU VẬY

Theo tôi có vài nguyên nhân làm người tiêu dùng nhầm lẫn củ sâm cau

+ Người bán, có tới 90% khách hàng mua đồ ngâm rượu tin lời tư vấn của người bán, mà không cần biết chính người bán họ có biết về điều này hay không?

+ Giá cả, sâm cau đỏ có giá trên thị trường 100 tới 200.000đ/kg mức giá hầu hết mọi người có thể mua và sử dụng, khổ nỗi có một tâm lý chung của người Việt Nam, khi mình đã mua một món đồ gì đó sẽ cố gắng ca ngợi nó tới mức ảo tưởng, đôi khi còn phản bác những lời góp ý thật lòng<tôi bán hàng và chuyện này gặp hằng ngày>

+  Tác dụng, đúng cùng cái tên sâm cau, khi mọi người tìm kiếm tác dụng, ngay cả trên wiki cũng sẽ hiện ra tác dụng bổ dương, và những nghiên cứu cụ thể, cái nhầm lẫn là người ta chỉ mạo danh củ sâm cau. Và vậy là người tiêu dùng nhầm lẫn vẫn tin rằng mình mua được sản phẩm tốt.

+  Những cuốn sách về đông y, về thảo dược thường chả mấy ai quan tâm, để biết tác dụng của một loại thảo dược, lên thao khảo những cuốn sách, những nghiên cứu đó, đó là nguồn chính thống và sẽ không bị nhầm lẫn.

Chúng tôi cung cấp sản phẩm Sâm Cau, các bác có thể tham khảo TẠI ĐÂY

Mời bạn đánh giá sản phẩm
[Tổng khách hàng: 1 Bình chọn: 5]