TỔNG QUAN VỀ SÂM CAU

Sâm cau là cây thảo, sống lâu năm, cao 20 tới 30cm, thân rễ mập, hình trụ, mọc thẳng, lá xếp thành từng túm, xếp nếp như lá cau, cũng chính bởi lý do này mà nó có tên gọi là sâm cau. Sâm cau phân bổ chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đời châu á.

    BỘ PHẬN SỬ DỤNG LÀM THUỐC

Thân và rễ, thân và rễ sâm cau được sử dụng làm thuốc, trong sâm cau có chứa một lượng độc tố nhỏ, để khử hết độc khi khai thác về rửa sạch ngâm nước vo gạo rồi phơi khô để khử bớt độc.


Cây sâm cau đen ngoài tự nhiên

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA SÂM CAU

– Phân tích phần thân và rễ của sâm cau có những thành phần sau  Cao ether 1,28%, Cao cồn 4,14%, cao nước 19,92%, tinh bột 43,48%, sợi 14,48, tro 8,6%, tanin 4,15%

 TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

–   Thân rễ sâm cau được thử nghiệm dưới dạng cao cồn cho thấy, có hoạt tính làm tăng khả năng thích nghi, chống viêm, chống co giật, an thần, có hoạt tính hormon sinh dục nam và kích thích miễn dịch.

Thực nghiệm trên chuột lang cho thấy, có sự thúc đẩy tế bào lympho ở nách chuột lang.  Nó còn có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể, nó cũng là một trong những tác dụng đặc trưng của sâm cau

Một chế phẩm từ sâm cau và một số loại thảo dược của ấn độ, đã thực nghiệm điều trị cho các cặp vợ chồng vô sinh, với chứng tinh trùng loãng, tình trùng chết ở nam giới, bài thuốc gồm sâm cau là thành phần chính và 2 loại thảo dược khác được uống cùng đường và sữa trong 3 tháng. Kết quả có sự thay đổi đáng kể về khả năng sống của tinh trùng sau một tháng điều trị, ở tháng thứ 2 có sự tăng về số lượng và khả năng chuyển động của tinh trùng, sau 3 tháng điều trị tinh trùng bình thường phát triển ở 80% bệnh nhân nam giới, tương hợp với sự thu thai ở nữ giới, 15/50 cặp tham gia đã có con.

 TÍNH VỊ CÔNG NĂNG CỦA SÂM CAU. 

– Sâm cau có vị cay, tính nóng, có độc, vào 2 kinh tỳ và thận, có tác dụng thêm sức nóng, cường dương, mạnh gân cốt….

CÔNG DỤNG VÀ CÁCH DÙNG

Sâm cau có tác dụng chữa lạnh tinh, liệt dương ở nam giới, người già đái dắt, lạnh da, kém ăn, tế thấp, lưng gối vận động khó khăn, mỗi ngày dùng từ 10 tới 20g dùng dạng sắc thuốc hay ngâm rượu, có thể dùng chung với các loại thảo dược khác hoặc dùng mình sâm cau. Một số dân tộc thiếu số còn dùng sâm cau làm thuốc bổ dùng ngoài. Hoặc dùng sâm cau chữa lở loét bằng cách lấy rễ giã nát đắp vào vết thương.

Trong y học cổ truyền trung quốc, nước sắc thân rễ sâm cau được dùng chung để làm thuốc bổ, thuốc hồi sức để điều trị đau lưng, suy nhược, viêm khớp, suy thận mạn tính. Ở Ấn Độ, Nepan, Philippin sâm cau được dùng làm thuốc lợi tiểu, kích dục, và chữa bệnh ngoài da….

 CÁC BÀI THUỐC CÓ SÂM CAU

1, Chữa liệt dương do rối loạn thần kích chức năng
Sâm cau 8g, Sâm bố chính, hoài sơn, kỳ tử, trầu cổ, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc mỗi loại 12g, cam thảo nam, cấp giới, ngũ gia bì mỗi loại 8g, sắc uống ngày một thang.

2,  Chữa nam giới liệt dương, phụ nữ cổ tử cung lạnh, khó có thai
Sâm cau 20g, thục địa, ba kích, phá cổ chỉ, hồ đào nhục mỗi loại 16g, hương hồi 4g mỗi ngày sắc nước uống 1 thang.

3, chữa tê thấp đau mình mẩy
Sâm cau, hà thủ ô Mỗi loại 50g ngâm với 650ml rượu trắng ngâm trong 10 ngày hay hơn, ngày uống 50ml chia làm 2 lần.

4, chữa cao huyết áp, nhất là phụ nữ ở thời kỳ mạn kinh
Sâm cau, ba kích, dâm dương hoắc, trí mẫu, hoàng bá, đương quy, mỗi vị 12g sắc uống ngày 1 thang.

Các bác thấy sâm cau là một thảo dược rất tốt, có độc tính nhẹ, trước khi sử dụng lên chế biến qua cho hết độc, các bác tham khảo cách chế biến sâm cau TẠI ĐÂY  Hiện tại trên thị trường xuất hiện rễ cây bồng bồng được người bán gọi tên thành sâm cau, để biết cách phân biệt sâm cau thật sâm cau giả, mời các bác xem TẠI ĐÂY.

Chúng tôi cung cấp sản phẩm sâm cau<sâm tiên mao> các bác xem chi tiết về thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY

Mời bạn đánh giá sản phẩm
[Tổng khách hàng: 0 Bình chọn: 0]